Unlock, mở mạng tất cả các loại điện thoại di động

www.unlockdtdd.com 0904 038 780 - 0904 05 1108

Unlock, mở mạng điện thoại lấy ngay

www.suaboot.com - 0902 16 05 04 - 92 Thái Hà

Unlock, mở mạng điện thoại Samsung nhanh nhất

www.unlockdtdd.com - www.suaboot.com 0902160504

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Octoplus/Octopus Box Samsung Software v1.6.9

Octoplus/Octopus Box Samsung Software v1.6.9 is out!


We have added world's first support for Samsung SM-C111, SM-C115, SM-C115M, SM-G850Y, SM-G850FQ, support for SM-N750, SM-N7500Q, SM-N7505, SM-N7505L, SM-T111M, SM-T111NQ and more!

Octoplus/Octopus Box Samsung Software v1.6.9 Release Notes
  • Added support for the following models:

- SM-C111 - added world's first Direct Unlock, Write Firmware, Read/Write Cert, Read/Write Security, Read/Write EFS, Read Pit, Reboot in Download/Recovery Mode.
- SM-C115 - added world's first Direct Unlock, Write Firmware, Read/Write Cert, Read/Write Security, Read/Write EFS, Read Pit, Reboot in Download/Recovery Mode.
- SM-C115M - added world's first Direct Unlock, Write Firmware, Read/Write Cert, Read/Write Security, Read/Write EFS, Read Pit, Reboot in Download/Recovery Mode.
- SM-G850Y - added world's first Direct Unlock, Write Firmware, Read/Write Cert, Read/Write Security, Read/Write EFS, Read Pit, Reboot in Download/Recovery Mode (thanks to Mr. II_mobile).
- SM-G850FQ - added world's first Direct Unlock, Write Firmware, Read/Write Cert, Read/Write Security, Read/Write EFS, Read Pit, Reboot in Download/Recovery Mode.
- SM-N750 - added Direct Unlock, Write Firmware, Read/Write Cert, Read/Write Security, Read/Write EFS, Read Pit, Reboot in Download/Recovery Mode.
- SM-N7500Q - added Direct Unlock, Write Firmware, Read/Write Cert, Read/Write Security, Read/Write EFS, Read Pit, Reboot in Download/Recovery Mode.
- SM-N7505 - added Direct Unlock, Write Firmware, Read/Write Cert, Read/Write Security, Read/Write EFS, Read Pit, Reboot in Download/Recovery Mode.
- SM-N7505L - added Direct Unlock, Write Firmware, Read/Write Cert, Read/Write Security, Read/Write EFS, Read Pit, Reboot in Download/Recovery Mode.
- SM-T111M - added Unlock, Repair IMEI, Write Firmware, Read/Write EFS.
- SM-T111NQ - added Unlock, Repair IMEI, Write Firmware, Read/Write EFS.
- SM-N900 - added Read/Write Cert.
- GT-P5220 - added Read/Write Cert.

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Cách khắc phục Samsung galaxy Note 3 lỗi wifi hoàn toàn

Hướng dẫn cách sửa lỗi samsung galaxy note 3 lỗi wifi bảo đảm than công 100% giúp bạn yên tâm sử dụng dế yêu của mình.

Điện thoại Samsung galaxy note 3 hiện nay là một siêu phẩm được người dùng đưa vào dòng sản phẩm smartphone cao cấp. Với thiết kế đẹp mắt, sang trọng, sở hữu cấu mình mạnh mẽ, tốc độ xử lý trơn chu. Nhưng đôi khi chiếc điện thoại lai máy tính bảng cũng gặp phải các lỗi không mong muốn, thời gian vừa qua nhiều người dùng phản ánh samsung galaxy note 3 lỗi wifi bắt sóng chập chờn, có trường hợp báo lỗi hoặc bắt wifi yếu.
Điện thoại samsung galaxy note 3
Thường gặp nhất là những trường hợp samsung galaxy note 3 lỗi wifi báo không thể kết nối được sóng wifi mặc dù các thiết bị khác kết nối bình thường hoặc điện thoại bắt sóng được nhưng truy cập internet rất chậm hoặc chập chờn, có khi bị out ra ngoài.

Có thể samsung galaxy note 3 lỗi wifi do các nguyên nhân sau đây. Bạn hãy tham khảo và có cách khắc phụ phù hợp nhất.

1. Nguyên nhân có thể do mạng wifi bị lỗi thật, để kiểm tra bạn hãy thử dùng các thiết bị điện thoại khác bắt mạng wifi, nếu các thiết bị khác bắt mạng wifi bình thường thì vấn đề do lỗi ở điện thoại của bạn.

2. Nếu không phải do sóng wifi thì bạn thử tắt máy khởi động lại để điện thoại tự động cài đặt toàn bộ hệ thống, đôi khi nguyên nhân là do thời điểm bạn bật wifi điện thoại của bạn đang sử dụng quá nhiều ứng dụng, chức năng làm điện thoại nhận tín hiệu wifi không ổn định. Để khắc phục samsung galaxy note 3 lỗi wifi bạn có thể khởi động lại máy và bật lại chức năng wifi lên xem tình hình sóng có ổn định lại không.

3. Cách khác nếu bộ phát wifi của bạn sử dụng là D-Link bạn có thể vào phần setting để kết nối lại.
dien-thoai-samsung-galaxy-note31
4. Đôi khi có thể do bạn nhập sai mật khẩu hãy kiểm tra lại xem mạt khẩu đúng chưa, hay có ai đã đổi mật khẩu mà bạn không biết.

Nếu những cách trên không làm cải thiện hay khắc phục tình trang samsung galaxy note 3 lỗi wifi thì chắc chắn rằng lỗi wifi chỉ có thể do phần cứng điện thoại của bạn.



Nguyên nhân này thủ thuật samsung xin chia sẽ cách làm, bạn có thể xem xét kỹ trước khi thực hiện nhé.
Vào phần Setting -> connection -> Wifi tiếp theo chọn Menu -> Keep Wi-Fi on during sleep trong đó lựa chọn Alway, bạn hãy tích vào đó.
dien-thoai-samsung-galaxy-note32

Và đây là cách cuối cùng mà bạn có thể khắc phục samsung galaxy note 3 lỗi wifi: Vào tính năng gọi điện gõ *#0011# . Sau đó bạn vào Menu => Wi-Fi và tắt tính năng Wi-Fi power save

Nếu tất cả các cách trên không làm điện thoại thoát khỏi tình trạng đó thì bạn nên đem đến trung tâm sửa chữa để bảo hành và kiểm tra lại. Đôi khi điện thoại của bạn có thể bị lỗi liên quan đến main điện thoại.

Để tránh tình trạng samsung galaxy note 3 lỗi wifi như vậy trước khi mua bạn nên test kỹ các tính năng này.

Sửa samsung galaxy note 3 lỗi wifi

Đối với điện thoại samsung galaxy Note 3 thì ngoài cách sử dụng mạng 3g để nhắn tin MMS, lướt web, coi video, download game bạn còn có thể dùng wifi để sử dụng các chức năng đó nhanh hơn, tốn ít chi phí hơn, đặc biệt là khi bạn có hotspots tại nhà riêng hay chỗ làm việc bạn sẽ khỏi tốn phí dịch vụ 3G.
Samsung Note 3 lỗi wifi là trường hợp không thể bật/tắt chức năng wifi của máy hoặc có thể mở wifi, dò được địa chỉ wifi nhưng lại không kết nối được với router.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra lỗi wifi thường là liên quan đến lỗi phần cứng chứ hiếm khi do lỗi phần mềm (mặc dù có khả năng, ví dụ samsung N9005, N900 lỗi wifi do uprom lỗi).
Vietfones mobile nhận sửa samsung galaxy Note 3 lỗi Wifi, có thể sửa lỗi tất cả các dòng điện thoại Samsung galaxy Note 3 có trên thị trường: N900, N9005, N900w8, N900K, N900L, N900S, N900a, N900T, N9000Q,...
.

Bên cạnh chuyên môn sửa chữa các lỗi phần cứng của điện thoại Samsung, Vietfones mobile còn nhận unlock samsung galaxy note 4 lấy ngay bằng tool hãng, không lỗi imei gốc và bảo hành vĩnh viễn theo imei gốc.



Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Vietfones mobile

Hà Nội: 92 Thái Hà – Q.Đống Đa. (A.Thành – 0902 160 504) - (A.Luật - 0904 05 11 08)

Sài Gòn: 58 Nguyễn Tri Phương – P6-Q5. (C.Nhung – 0933 012 315)

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Mở mạng, unlock samsung galaxy note 4 docomo trong 10 phút

Trong số hàng loạt siêu phẩm galaxy note 4 (Note 4 at&t N910a, Note 4 Tmobile N910T,..) thì samsung galaxy note 4 N910D được phân phối bởi nhà mạng NTT Docomo, Nhật Bản. Như tất cả các phiên bản từ galaxy S3, S4 cho đến Note 3, S5 nhà mạng Docomo đều ràng buộc khách hàng sử dụng dịch vụ của mình bằng cách khóa mạng điện thoại và tất nhiên N910D chỉ sử dùng được mỗi sim Docomo và không thể dùng sim của các nhà mạng khác.

Tại Việt Nam, số lượng galaxy note 4 nhật bản được du học sinh, doanh nhân đem về đang không ngừng tăng lên. Vậy làm sao để chúng có thể sử dụng sim Việt Nam? Câu trả lời rất đơn giản, đó là bẻ khóa chúng.

Vấn đề là mở khóa mạng như thế nào? Như chúng ta đã biết, Samsung được coi là một trong những hãng điện tử đầu tư vào mảng R&D (research and develop) thuộc hàng đầu thế giới. Đồng thời, trong thời gian gần đây hãng luôn cam kết và khẳng định nâng cao bảo mật của Samsung galaxy là mục tiêu hàng đầu để đảm bảo có được sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Chính vì thế mà việc unlock samsung galaxy note 4 docomo không hề đơn giản đối với những cách bẻ khóa cũ nhưng nếu bạn sử dụng tool hoặc code chính hãng thì lại là chuyện khác.

Luôn luôn dẫn đầu, đó là cách mà Vietfones mobile tự khẳng định mình trong giới Gsm tại Việt Nam. Với samsung galaxy note 4 docomo, chúng tôi chỉ cần 10 phút để mở mạng thành công chú dế Nhật Bản này, và tất nhiên là sử dụng tool hãng. Cam kết không ảnh hưởng đến cấu trúc phần mềm gốc của máy, không thay đổi imei (sẽ được bảo hành vĩnh viễn code unlock theo imei gốc), không mất dữ liệu khi unlock.
Ngoài ra chúng tôi còn có các dịch vụ uy tín khác nữa, đó là cung cấp giải pháp unlock samsung galaxy note 3 N900P mạng sprint, sửa Lg G2 không nhận sim, chữa samsung galaxy note 2 và note 3 bị lỗi wifi, bán code unlock sony xperia nhật bản, mở mạng samsung galaxy note edge SC-01G,....
Mọi chi tiết quý khách có thể liên hệ:

Vietfones mobile

Hà Nội: 92 Thái Hà – Q.Đống Đa. (A.Thành – 0902 160 504) - (A.Luật - 0904 05 11 08)

Sài Gòn: 58 Nguyễn Tri Phương – P6-Q5. (C.Nhung – 0933 012 315)

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Tmobile

T-Mobile International AG là một công ty cổ phần cho gồm các công ty con khác nhau về lĩnh vực truyền thông di động của Deutsche Telekom AG bên ngoài nước Đức. Có trụ sở tại Bonn, Đức, các công ty con hoạt động GSM, UMTS và mạng di động LTE ở châu Âu, Canada, Hoa Kỳ, Puerto Rico và quần đảo Virgin thuộc Mỹ. Công ty có cổ phần tài chính trong khai thác di động ở cả hai miền Trung và Đông Âu .

Các thương hiệu T-Mobile có mặt ở 11 quốc gia châu Âu - Áo, Croatia, Cộng hòa Séc, Đức (như Telekom), Hungary, Cộng hòa Macedonia, Montenegro, Hà Lan, Ba Lan, Slovakia, và Vương quốc Anh, cũng như United States, Puerto Rico, và Quần đảo Virgin thuộc Mỹ .

Trên toàn cầu, T-Mobile có tổng cộng khoảng 150 triệu thuê bao, khiến cho T-Mobile trở thành 1 trong 10 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động lớn nhất toàn thế giới và đứng thứ tư sau Vodafone của Anh , Airtel của Ấn Độ , và Tây Ban Nha Telefónica.

AT&T

AT&T Inc. là một tổng công ty đa quốc gia của Mỹ, có trụ sở tại Whitacre Tower, downtown Dallas, Texas. AT&T là nhà cung cấp lớn nhất trong cả 2 lĩnh vực điện thoại di động và điện thoại cố định của Mỹ đồng thời cũng là nhà cung cấp dịch vụ thuê bao truyền hình băng thông rộng. AT&T là công ty lớn thứ 3 của bang Texas chỉ sau Exxon Mobil, ConocoPhillips, và cũng là công ty lớn nhất Dallas.

Tính đến tháng 5 năm 2013 , AT&T là công ty lớn thứ 21 trên thế giới theo giá trị thị trường, và đứng thứ 13 so với các công ty phi dầu mỏ lớn nhất. Cũng trong năm 2013, AT&T Inc cũng là 1 trong các nhà cung cấp dịch vụ di động viễn thông lớn nhất trên thế giới (AT&T xếp thứ 21) với hơn 107.900.000 khách hàng điện thoại di động.

AT&T Mobility là chi nhánh của thương hiệu AT&T Inc, trước đây là Cingular Wireless LLC, AT&T cung cấp dịch vụ không dây cho 109.400.000 thuê bao tại thị trường Mỹ, bao gồm cả Puerto Rico và quần đảo Virgin thuộc Mỹ. AT&T Mobility là công ty cung cấp dịch vụ viễn thông không dây lớn thứ hai ở Mỹ và Puerto Rico. AT&T Mobility có trụ sở tại khu vực Lenox Park của Công ty TNHH DeKalb Georgia , ngay bên ngoài Atlanta.

Năm 2013 AT&T đang tìm cách mở rộng ra quốc tế khi cạnh tranh tại quê nhà đang rất khốc liệt. Verizon đang giành lại quyền kiểm soát toàn bộ mảng viễn thông của mình và đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ 4G. Trong khi đó, tỷ phú Masayoshi Son (Nhật Bản) cũng đã gia nhập thị trường Mỹ khi mua nhà mạng lớn thứ ba nước này - Sprint Nextel. Sau khi thất bại trong thương vụ mua lại nhà mạng T-Mobile USA từ tập đoàn viễn thông DeutscheTelekom với giá 39 tỷ đô la Mỹ vào năm 2011, tháng 11-2013 có thông tin AT&T mobiltity đang có kế hoạch mua lại Vodafone, một nhà cung cấp lớn nhất của Châu Âu. Nếu thương vụ sát nhập thành công Vodafone và AT&T sẽ là hãng viễn thông có thị trường khắp toàn cầu với giá trị vốn hóa trên 250 triệu USD. Với hơn 500 triệu thuê bao trên toàn thế giới, hãng sẽ có lợi thế hơn khi đàm phán hợp tác với Google, Apple, đồng thời tăng lợi nhuận trong các mảng mới như quảng cáo trên di động. Ngoài Vodafone, AT&T cũng đang cân nhắc mua EE - liên doanh giữa hai nhà mạng Orange và Deutsche Telekom tại Anh.

Sau đây là tần số được sử dụng của mạng AT&T

Frequencies used on the AT&T Network

Frequency range Band number Protocol Class Status
850 MHz GSM/GPRS/EDGE 2G Decommissioning by 2017 [30]
1900 MHz PCS GSM/GPRS/EDGE 2G Decommissioning by 2017 [30]
850 MHz CLR 5 UMTS/HSPA+ 21Mbit/s 3G In service
1900 MHz PCS 2 UMTS/HSPA+ 21Mbit/s 3G In service
700 MHz Block B 17 LTE 4G In service
1700/2100 MHz AWS 4 LTE 4G In service
2300 MHz WCS 30 LTE 4G Approved for deployment in Oct 2012[31]

Ngày ra mắt samsung galaxy note edge tại mỹ đã được khẳng định

Không lâu sau khi Samsung công bố galaxy note egde bên cạnh samsung galaxy note 4 tại triển lãm IFA 2014, các nhà mạng lớn tại Mỹ đã khẳng định sẽ bán sản phẩm này vào mùa thu.

Khách hàng tại Mỹ sẽ có thể bắt đầu mua samsung galaxy note egde từ 14 tháng 11 năm 2014. Samsung note egde được chuẩn bị được phân phối bởi các nhà mạng AT&T, Tmobile, Sprint và US Cellular. Có thể mua theo dịch vụ trả trước hoặc trả góp thế nhưng nên biết rằng giá của samsung galaxy note egde không hề rẻ.

Giá của samsung note egde sẽ là 945,99 USD nếu mua theo dịch vụ trả trước của nhà mạng AT&T, tuy vậy vẫn còn có những lựa chọn khác cho khách hàng. AT&T cho phép khách hàng mua Note egde chỉ với 0$ nhưng phải theo cam kết tiếp theo là đóng 47,30$/1 tháng trong 12 tháng hoặc 39,42$/1 tháng trong 18 tháng tiếp theo. Còn nếu mua mới với hợp đồng dịch vụ 2 năm của AT&T thì chỉ cần bỏ ra 349,99$ là khách hàng đã có thể sở hữu Samsung galaxy note Egde.


Trong khi đó thì nhà mạng Sprint lại chưa cho biết mức giá trả trước mà chỉ có mức giá trả góp theo kế hoạch Easy Pay là khách hàng có thể mua với mức giá 0$ nhưng phải đóng 35$ trong vòng 24 tháng tiếp theo.

Bên cạnh đó, các nhà mạng khác chưa đưa ra mức giá nhưng cũng cam kết sẽ đưa ra mức giá tốt ra thị trường.

Tham khảo thêm:

Unlock samsung galaxy note 4 N910P mạng Sprint

Phần lớn điện thoại xách tay từ nước ngoài về Việt Nam đều bị khóa sim bởi nhà mạng. Đối với samsung galaxy note 4 cũng vậy, nếu chưa được bẻ khóa thì khi lắp sim Việt Nam sẽ hiện lên ô yêu cầu nhập code unlock samsung galaxy note 4.
Thế nhưng đối với samsung note 4 N910P mạng sprint do đặc thù thiết kế khác với máy thông thường (có sử dụng cả mạng CDMA và GSM giống với phiên bản samsung SCL24 của nhà mạng Aukiddi Nhật Bản) thì lại khác. Khi bỏ sim khác mạng vào máy chưa bẻ khóa thì lại không hiện ô nhập code mở mạng. Chính vì vậy mà giải pháp hiện tại chính là unlock samsung galaxy note 4 N910P bằng phần mềm. Sau khi được mở khóa, samsung galaxy note 4 mạng Sprint hoàn toàn có thể dùng tất cả các sim ở Việt Nam như tất cả các phiên bản samsung galaxy note 4 khác.
Mọi chi tiết xin liên hệ:

Vietfones mobile

Hà Nội: 92 Thái Hà – Q.Đống Đa. (A.Thành – 0902 160 504) - (A.Luật - 0904 05 11 08)

Sài Gòn: 58 Nguyễn Tri Phương – P6-Q5. (C.Nhung – 0933 012 315)

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

NTT Docomo

NTT DoCoMo, Inc. là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Nhật Bản. Tên gọi của hãng được viết tắt chính thức từ cụm từ tiếng Anh Do Communications Over the Mobile Network (Thực hiện thông tin liên lạc qua mạng lưới di động), nhưng cũng có nghĩa "ở mọi nơi" trong tiếng Nhật.
DoCoMo được tách từ NTT vào tháng 8 năm 1991 để đảm nhận điều hành hệ thống điện thoại di động. DoCoMo cung cấp dịch vụ di động 2G (MOVA) PDC ở băng tần 800 MHz và 1,5 GHz (băng thông tổng cộng 34 MHz), và dịch vụ 3G (FOMA) W-CDMA ở băng tần 2 GHz (1945-1960 MHz). Hãng cũng kinh doanh các dịch vụ khác như PHS (Paldio), nhắn tin và vệ tinh. DoCoMo thông báo dịch vụ PHS của hãng sẽ bị huỷ bỏ từng bước trong vòng vài năm tới.
DoCoMo có 49,8 triệu khách hàng điện thoại di động, trong đó hơn 15,8 triệu thuê bao FOMA và 45 triệu người dùng i-mode. Hãng dẫn đầu thị phần ở Nhật với tỷ lệ 56,0%, và giảm nhẹ trong những năm gần đây, DoCoMo là nhà điều hành điện thoại di động đầu tiên trên thế giới thành công trong việc giới thiệu dịch vụ dữ liệu di động vào thương mại cho đối tượng khách hàng rộng. i-Mode được khởi xướng vào tháng 2 năm 1999 và sự hưởng ứng của khách hàng vượt quá mong đợi, trong khi kế hoạch giới thiệu dịch vụ dữ liệu di động dùng WAP vào cùng lúc đó không tìm được khách hàng ủng hộ. Trong một thời gian ngắn DoCoMo đã thu hút gần tất cả 40 triệu thuê bao trở thành người dùng i-Mode, tức trả thêm một khoản tiền hàng tháng cho i-Mode, và hầu hết họ cũng trả tiền cho nhiều loại hình đi kèm như dữ liệu, nhạc, trò chơi và thông tin.

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi i-Mode xuất hiện, các đối thủ của DoCoMo cũng đã giới thiệu các dịch vụ dữ liệu tương tự rất giống với mô hình của i-Mode.

Sau vài năm, i-Mode và các dịch vụ dữ liệu tương đương của các đối thủ của DoCoMo trở thành một phần thiết yếu trong hạ tầng cấu trúc thương mại và xã hội Nhật.

DoCoMo là nhà điều hành điện thoại di động đầu tiên trên thế giới ứng dụng truyền thông di động 3G vào thương mại. Dịch vụ 3G của DoCoMo được tiếp thị dưới tên FOMA. Hiện tại (2005) FOMA dùng công nghệ wCDMA với tốc độ dữ liệu 384 kbit/s. Vì DoCoMo là nơi đầu tiên ứng dụng công nghệ mạng 3G, DoCoMo dùng kỹ thuật khác với các tiêu chuẩn UMTS châu Âu, lúc đó chưa chín mùi cho ứng dụng của DoCoMo. Gần đây DoCoMo đang tiến hành sửa đổi FOMA để tương thích hoàn toàn với các tiêu chuẩn UMTS.

Trong khi hầu hết các nhà điều hành điện thoại di động trên thế giới không tiến hành việc nghiên cứu và phát triển (R&D) nào đáng kể và dựa vào các nhà cung ứng thiết bị cho việc phát triểu và ứng dụng thiết bị viễn thông mới, NTT DoCoMo tiếp tục truyền thống nghiên cứu và phát triển rất tốn kém của NTT. Chính các đầu tư nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ đã cho phép DoCoMo giới thiệu dịch vụ dữ liệu i-Mode và viễn thông 3G sớm hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Hệ điều hành Android

Android là một hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux được thiết kế dành cho các thiết bị di động có màn hình cảm ứng như điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ban đầu, Android được phát triển bởi Tổng công ty Android, với sự hỗ trợ tài chính từ Google và sau này được chính Google mua lại vào năm 2005. Android ra mắt vào năm 2007 cùng với tuyên bố thành lập Liên minh thiết bị cầm tay mở: một hiệp hội gồm các công ty phần cứng, phần mềm, và viễn thông với mục tiêu đẩy mạnh các tiêu chuẩn mở cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại đầu tiên chạy Android được bán vào tháng 10 năm 2008.
Android có mã nguồn mở và Google phát hành mã nguồn theo Giấy phép Apache. Chính mã nguồn mở cùng với một giấy phép không có nhiều ràng buộc đã cho phép các nhà phát triển thiết bị, mạng di động và các lập trình viên nhiệt huyết được điều chỉnh và phân phối Android một cách tự do. Ngoài ra, Android còn có một cộng đồng lập trình viên đông đảo chuyên viết các ứng dụng để mở rộng chức năng của thiết bị, bằng một loại ngôn ngữ lập trình Java có sửa đổi. Vào tháng 10 năm 2012, có khoảng 700.000 ứng dụng trên Android, và số lượt tải ứng dụng từ Google Play, cửa hàng ứng dụng chính của Android, ước tính khoảng 25 tỷ lượt.

Những yếu tố này đã giúp Android trở thành nền tảng điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới, vượt qua Symbian vào quý 4 năm 2010, và được các công ty công nghệ lựa chọn khi họ cần một hệ điều hành không nặng nề, có khả năng tinh chỉnh, và giá rẻ chạy trên các thiết bị công nghệ cao thay vì tạo dựng từ đầu.[15] Kết quả là mặc dù được thiết kế để chạy trên điện thoại và máy tính bảng, Android đã xuất hiện trên TV, máy chơi game và các thiết bị điện tử khác. Bản chất mở của Android cũng khích lệ một đội ngũ đông đảo lập trình viên và những người đam mê sử dụng mã nguồn mở để tạo ra những dự án do cộng đồng quản lý. Những dự án này bổ sung các tính năng cao cấp cho những người dùng thích tìm tòi hoặc đưa Android vào các thiết bị ban đầu chạy hệ điều hành khác.

Android chiếm 75% thị phần điện thoại thông minh trên toàn thế giới vào thời điểm quý 3 năm 2012, với tổng cộng 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt và 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày. Sự thành công của hệ điều hành cũng khiến nó trở thành mục tiêu trong các vụ kiện liên quan đến bằng phát minh, góp mặt trong cái gọi là "cuộc chiến điện thoại thông minh" giữa các công ty công nghệ.

Lịch sử

Tổng công ty Android (Android, Inc.) được thành lập tại Palo Alto, California vào tháng 10 năm 2003 bởi Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger), Rich Miner (đồng sáng lập Tổng công ty Viễn thông Wildfire),[22] Nick Sears[23] (từng là Phó giám đốc T-Mobile),[24] và Chris White (trưởng thiết kế và giao diện tại WebTV)[6] để phát triển, theo lời của Rubin, "các thiết bị di động thông minh hơn có thể biết được vị trí và sở thích của người dùng".[6] DÙ những người thành lập và nhân viên đều là những người có tiếng tăm, Tổng công ty Android hoạt động một cách âm thầm, chỉ tiết lộ rằng họ đang làm phần mềm dành cho điện thoại di động.[6] Trong năm đó, Rubin hết kinh phí. Steve Perlman, một người bạn thân của Rubin, mang cho ông 10.000 USD tiền mặt nhưng từ chối tham gia vào công ty.[25]

Google mua lại Tổng công ty Android vào ngày 17 tháng 8 năm 2005, biến nó thành một bộ phận trực thuộc Google. Những nhân viên của chủ chốt của Tổng công ty Android, gồm Rubin, Miner và White, vẫn tiếp tục ở lại công ty làm việc sau thương vụ này. Vào thời điểm đó không có nhiều thông tin về Tổng công ty, nhưng nhiều người đồn đoán rằng Google dự tính tham gia thị trường điện thoại di động sau bước đi này.[6] Tại Google, nhóm do Rubin đứng đầu đã phát triển một nền tảng thiết bị di động phát triển trên nền nhân Linux. Google quảng bá nền tảng này cho các nhà sản xuất điện thoại và các nhà mạng với lời hứa sẽ cung cấp một hệ thống uyển chuyển và có khả năng nâng cấp. Google đã liên hệ với hàng loạt hãng phần cứng cũng như đối tác phần mềm, bắn tin cho các nhà mạng rằng họ sẵn sàng hợp tác với các cấp độ khác nhau.[26][27][28]

Ngày càng nhiều suy đoán rằng Google sẽ tham gia thị trường điện thoại di động xuất hiện trong tháng 12 năm 2006.[29] Tin tức của BBC và Nhật báo phố Wall chú thích rằng Google muốn đưa công nghệ tìm kiếm và các ứng dụng của họ vào điện thoại di động và họ đang nỗ lực làm việc để thực hiện điều này. Các phương tiện truyền thông truyền thống lẫn online cũng viết về tin đồn rằng Google đang phát triển một thiết bị cầm tay mang thương hiệu Google. Một vài tờ báo còn nói rằng trong khi Google vẫn đang thực hiện những bản mô tả kỹ thuật chi tiết, họ đã trình diễn sản phẩm mẫu cho các nhà sản xuất điện thoại di động và nhà mạng. Tháng 9 năm 2007, InformationWeek đăng tải một nghiên cứu của Evalueserve cho biết Google đã nộp một số đơn xin cấp bằng sáng chế trong lĩnh vực điện thoại di động.[30][31]

Ngày 5 tháng 11 năm 2007, Liên minh thiết bị cầm tay mở (Open Handset Alliance), một hiệp hội bao gồm nhiều công ty trong đó có Texas Instruments, Tập đoàn Broadcom, Google, HTC, Intel, LG, Tập đoàn Marvell Technology, Motorola, Nvidia, Qualcomm, Samsung Electronics, Sprint Nextel và T-Mobile được thành lập với mục đích phát triển các tiêu chuẩn mở cho thiết bị di động.[7] Cùng ngày, Android cũng được ra mắt với vai trò là sản phẩm đầu tiên của Liên minh, một nền tảng thiết bị di động được xây dựng trên nhân Linux phiên bản 2.6.[7] Chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên được bán ra là HTC Dream, phát hành ngày 22 tháng 10 năm 2008.[32] Biểu trưng của hệ điều hành Android mới là một con rôbốt màu xanh lá cây do hãng thiết kế Irina Blok tại California vẽ.[33][34]
Từ năm 2008, Android đã trải qua nhiều lần cập nhật để dần dần cải tiến hệ điều hành, bổ sung các tính năng mới và sửa các lỗi trong những lần phát hành trước. Mỗi bản nâng cấp được đặt tên lần lượt theo thứ tự bảng chữ cái, theo tên của một món ăn tráng miệng[35]; ví dụ như phiên bản 1.5 Cupcake (bánh bông lan nhỏ có kem) tiếp nối bằng phiên bản 1.6 Donut (bánh vòng). Phiên bản mới nhất là 4.2 Jelly Bean (kẹo dẻo). Vào năm 2010, Google ra mắt loạt thiết bị Nexus—một dòng sản phẩm bao gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng chạy hệ điều hành Android, do các đối tác phần cứng sản xuất. HTC đã hợp tác với Google trong chiếc điện thoại thông minh Nexus đầu tiên,[36] Nexus One. Kể từ đó nhiều thiết bị mới hơn đã gia nhập vào dòng sản phẩm này, như điện thoại Nexus 4 và máy tính bảng Nexus 10, lần lượt do LG và Samsung sản xuất. Google xem điện thoại và máy tính bảng Nexus là những thiết bị Android chủ lực của mình, với những tính năng phần cứng và phần mềm mới nhất của Android.

Giao diện

Giao diện người dùng của Android dựa trên nguyên tắc tác động trực tiếp,[37] sử dụng cảm ứng chạm tương tự như những động tác ngoài đời thực như vuốt, chạm, kéo dãn và thu lại để xử lý các đối tượng trên màn hình.[37] Sự phản ứng với tác động của người dùng diễn ra gần như ngay lập tức, nhằm tạo ra giao diện cảm ứng mượt mà, thường dùng tính năng rung của thiết bị để tạo phản hồi rung cho người dùng. Những thiết bị phần cứng bên trong như gia tốc kế, con quay hồi chuyển và cảm biến khoảng cách được một số ứng dụng sử dụng để phản hồi một số hành động khác của người dùng, ví dụ như điều chỉnh màn hình từ chế độ hiển thị dọc sang chế độ hiển thị ngang tùy theo vị trí của thiết bị, hoặc cho phép người dùng lái xe đua bằng xoay thiết bị, giống như đang điều khiển vô-lăng.[38]

Các thiết bị Android sau khi khởi động sẽ hiển thị màn hình chính, điểm khởi đầu với các thông tin chính trên thiết bị, tương tự như khái niệm desktop (bàn làm việc) trên máy tính để bàn. Màn hính chính Android thường gồm nhiều biểu tượng (icon) và tiện ích (widget); biểu tượng ứng dụng sẽ mở ứng dụng tương ứng, còn tiện ích hiển thị những nội dung sống động, cập nhật tự động như dự báo thời tiết, hộp thư của người dùng, hoặc những mẩu tin thời sự ngay trên màn hình chính.[39] Màn hình chính có thể gồm nhiều trang xem được bằng cách vuốt ra trước hoặc sau, mặc dù giao diện màn hình chính của Android có thể tùy chỉnh ở mức cao, cho phép người dùng tự do sắp đặt hình dáng cũng như hành vi của thiết bị theo sở thích. Những ứng dụng do các hãng thứ ba có trên Google Play và các kho ứng dụng khác còn cho phép người dùng thay đổi "chủ đề" của màn hình chính, thậm chí bắt chước hình dáng của hệ điều hành khác như Windows Phone chẳng hạn.[40] Phần lớn những nhà sản xuất, và một số nhà mạng, thực hiện thay đổi hình dáng và hành vi của các thiết bị Android của họ để phân biệt với các hãng cạnh tranh.

Ở phía trên cùng màn hình là thanh trạng thái, hiển thị thông tin về thiết bị và tình trạng kết nối. Thanh trạng thái này có thể "kéo" xuống để xem màn hình thông báo gồm thông tin quan trọng hoặc cập nhật của các ứng dụng, như email hay tin nhắn SMS mới nhận, mà không làm gián đoạn hoặc khiến người dùng cảm thấy bất tiện.[41] Trong các phiên bản đời đầu, người dùng có thể nhấn vào thông báo để mở ra ứng dụng tương ứng, về sau này các thông tin cập nhật được bổ sung theoe tính năng, như có khả năng lập tức gọi ngược lại khi có cuộc gọi nhỡ mà không cần phải mở ứng dụng gọi điện ra.[42] Thông báo sẽ luôn nằm đó cho đến khi người dùng đã đọc hoặc xóa nó đi.

Ứng dụng

Android có lượng ứng dụng của bên thứ ba ngày càng nhiều, được chọn lọc và đặt trên một cửa hàng ứng dụng như Google Play hay Amazon Appstore để người dùng lấy về, hoặc bằng cách tải xuống rồi cài đặt tập tin APK từ trang web khác.[43] Các ứng dụng trên Cửa hàng Play cho phép người dùng duyệt, tải về và cập nhật các ứng dụng do Google và các nhà phát triển thứ ba phát hành. Cửa hàng Play được cài đặt sẵn trên các thiết bị thỏa mãn điều kiện tương thích của Google.[44] Ứng dụng sẽ tự động lọc ra một danh sách các ứng dụng tương thích với thiết bị của người dùng, và nhà phát triển có thể giới hạn ứng dụng của họ chỉ dành cho những nhà mạng cố định hoặc những quốc gia cố định vì lý do kinh doanh.[45] Nếu người dùng mua một ứng dụng mà họ cảm thấy không thích, họ được hoàn trả tiền sau 15 phút kể từ lúc tải về,[46] và một vài nhà mạng còn có khả năng mua giúp các ứng dụng trên Google Play, sau đó tính tiền vào trong hóa đơn sử dụng hàng tháng của người dùng.[47] Đến tháng 9 năm 2012, có hơn 675.000 ứng dụng dành cho Android, và số lượng ứng dụng tải về từ Cửa hàng Play ước tính đạt 25 tỷ.[48]

Các ứng dụng cho Android được phát triển bằng ngôn ngữ Java sử dụng Bộ phát triển phần mềm Android (SDK). SDK bao gồm một bộ đầy đủ các công cụ dùng để phát triển,[49] gồm có công cụ gỡ lỗi, thư viện phần mềm, bộ giả lập điện thoại dựa trên QEMU, tài liệu hướng dẫn, mã nguồn mẫu, và hướng dẫn từng bước. Môi trường phát triển tích hợp (IDE) được hỗ trợ chính thức là Eclipse sử dụng phần bổ sung Android Development Tools (ADT). Các công cụ phát triển khác cũng có sẵn, gồm có Bộ phát triển gốc dành cho các ứng dụng hoặc phần mở rộng viết bằng C hoặc C++, Google App Inventor, một môi trường đồ họa cho những nhà lập trình mới bắt đầu, và nhiều nền tảng ứng dụng web di động đa nền tảng phong phú.

Để vượt qua những hạn chế khi tiếp cận các dịch vụ của Google do sự Kiểm duyệt Internet tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các thiết bị Android bán tại Trung Quốc lục địa thường được điều chỉnh chỉ được sử dụng dịch vụ đã được duyệt.[50]

Phát triển

Android được Google tự phát triển riêng cho đến khi những thay đổi và cập nhật đã hoàn thiện, khi đó mã nguồn mới được công khai.Mã nguồn này, nếu không sửa đổi, chỉ chạy trên một số thiết bị, thường là thiết bị thuộc dòng Nexus.Có nhiều thiết bị có chứa những thành phần được giữ bản quyền do nhà sản xuất đặt vào thiết bị Android của họ.

Linux

Android có một hạt nhân dựa trên nhân Linux phiên bản 2.6, kể từ Android 4.0 Ice Cream Sandwich (bánh ngọt kẹp kem) trở về sau, là phiên bản 3.x, với middleware, thư viện và API viết bằng C, còn phần mềm ứng dụng chạy trên một nền tảng ứng dụng gồm các thư viện tương thích với Java dựa trên Apache Harmony. Android sử dụng máy ảo Dalvik với một trình biên dịch động để chạy 'mã dex' (Dalvik Executable) của Dalvik, thường được biên dịch sang Java bytecode.Nền tảng phần cứng chính của Android là kiến trúc ARM. Người ta cũng hỗ trợ x86 thông qua dự án Android x86, và Google TV cũng sử dụng một phiên bản x86 đặc biệt của Android.

Nhân Linux dùng cho Android đã được Google thực hiện nhiều thay đổi về kiến trúc so với nhân Linux gốc.Android không có sẵn X Window System cũng không hỗ trợ các thư viện GNU chuẩn, nên việc chuyển các ứng dụng hoặc thư viện Linux có sẵn sang Android rất khó khăn.Các ứng dụng C đơn giản và SDL cũng được hỗ trợ bằng cách chèn những đoạn shim Java và sử dụng tương tự JNI, như khi người ta chuyển Jagged Alliance 2 sang Android.

Một số tính năng cũng được Google đóng góp ngược vào nhân Linux, đáng chú ý là tính năng quản lý nguồn điện có tên wakelock, nhưng bị những người lâp trình chính cho nhân từ chối vì họ cảm thấy Google không có định sẽ tiếp tục bảo trì đoạn mã do họ viết.Google thông báo vào tháng 4 năm 2010 rằng họ sẽ thuê hai nhận viên để làm việc với cộng đồng nhân Linux,nhưng Greg Kroah-Hartman, người bảo trì nhân Linux hiện tại của nhánh ổn định, đã nói vào tháng 12 năm 2010 rằng ông ta lo ngại rằng Google không còn muốn đưa những thay đổi của mình vào Linux dòng chính nữa.Một số lập trình viên Android của Google tỏ ý rằng "nhóm Android thấy chán với quy trình đó," vì nhóm họ không có nhiều người và có nhiều việc khẩn cấp cần làm với Android hơn.

Vào tháng 8 năm 2011, Linus Torvalds rằng "rốt cuộc thì Android và Linux cũng sẽ trở lại với một bộ nhân chung, nhưng điều đó có thể sẽ không xảy ra trong 4 hoặc 5 năm nữa".Vào tháng 12 năm 2011, Greg Kroah-Hartman thông báo kích hoạt Dự án Dòng chính Android, nhắm tới việc đưa một số driver, bản vá và tính năng của Android ngược vào nhân Linux, bắt đầu từ Linux 3.3.Linux cũng đưa tính năng autosleep (tự nghỉ hoạt động) và wakelocks vào nhân 3.5, sau nhiều nỗ lực phối trộn trước đó. Tương tác thì vẫn vậy nhưng bản hiện thực trên Linux dòng chính cho phép hai chế độ nghỉ: bộ nhớ (dạng nghỉ truyền thống mà Android sử dụng), và đĩa (là ngủ đông trên máy tính để bàn).Việc trộn sẽ hoàn tất kể từ nhân 3.8, Google đã công khai kho mã nguồn trong đó có những đoạn thử nghiệm đưa Android về lại nhân 3.8.

Bộ lưu trữ flash trên các thiết bị Android được chia thành nhiều phân vùng, như "/system" dành cho hệ điều hành và "/data" dành cho dữ liệu người dùng và cài đặt ứng dụng.Khác với các bản phân phối Linux cho máy tính để bàn, người sở hữu thiết bị Android không được trao quyền truy cập root vào hệ điều hành và các phân vùng nhạy cảm như /system được thiêt lập chỉ đọc. Tuy nhiên, quyền truy cập root có thể chiếm được bằng cách tận dụng những lỗ hổng bảo mật trong Android, điều mà cộng đồng mã nguồn mở thường xuyên sử dụng để nâng cao tính năng thiết bị của họ,kể cả bị những người ác ý sử dụng để cài virus và phần mềm ác ý.

Việc Android có được xem là một bản phân phối Linux hay không vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi, tuy được Linux Foundation Chris DiBona, trưởng nhóm mã nguồn mở Google, ủng hộ. Một số khác, như linux-magazine.com thì không đồng ý, do Android không không hỗ trợ nhiều công cụ GNU, trong đó có glibc.

Quản lý bộ nhớ

Vì các thiết bị Android chủ yếu chạy bằng pin, nên Android được thiết kế để quản lý bộ nhớ (RAM) để giảm tối đa tiêu thị điện năng, trái với hệ điều hành máy tính để bàn luôn cho rằng máy tính sẽ có nguồn điện không giới hạn. Khi một ứng dụng Android không còn được sử dụng, hệ thống sẽ tự động ngưng nó trong bộ nhớ - trong khi ứng dụng về mặt kỹ thuật vẫn "mở", những ứng dụng này sẽ không tiêu thụ bất cứ tài nguyên nào (như năng lượng pin hay năng lượng xử lý) và nằm đó cho đến khi nó được cần đến. Cách làm như vậy có lợi kép là vừa làm tăng khả năng phản hồi nói chung của thiết bị Android, vì ứng dụng không nhất phải đóng rồi mở lại từ đầu, vừa đảm bảo các ứng dụng nền không làm tiêu hao năng lượng một cách không cần thiết.

Android quản lý các ứng dụng trong bộ nhớ một cách tự động: khi bộ nhớ thấp, hệ thống sẽ bắt đầu diệt ứng dụng và tiến trình không hoạt động được một thời gian, sắp theo thời điểm cuối mà chúng được sử dụng (tức là cũ nhất sẽ bị tắt trước). Tiến trình này được thiết kế ẩn đi với người dùng, để người dùng không cần phải quản lý bộ nhớ hoặc tự tay tắt các ứng dụng.Tuy nhiên, sự che giấu này của hệ thống quản lý bộ nhớ Android đã dẫn đến sự thịnh hành của các ứng dụng tắt chương trình của bên thứ ba trên cửa hàng Google Play; những ứng dụng kiểu như vậy được cho là có hại nhiều hơn có lợi.

Giấy phép phát hành

Mã nguồn của Android được cấp phép theo các giấy phép phần mềm mã nguồn mở tự do. Google đưa phần lớn mã nguồn (bao gồm cả các lớp mạng và điện thoại) theo Giấy phép Apache phiên bản 2.0,và phần còn lại, các thay đổi đối với nhân Linux, theo Giấy phép Công cộng GNU phiên bản 2. Liên minh Thiết bị cầm tay mở đã thực hiện các thay đổi trên nhân Linux, với mã nguồn lúc nào cũng công khai. Phần còn lại của Android được Google phát triển một mình, và mã nguồn chỉ được công bố khi phát hành một phiên bản mới. Thông thường Google cộng tác với một nhà sản xuất phần cứng để cung cấp một thiết bị 'chủ lực' (thuộc dòng Google Nexus) với phiên bản mới nhất của Android, sau đó phát hành mã nguồn sau khi thiết bị này được bán ra.

Vào đầu năm 2011, Google quyết định tạm ngưng phát hành mã nguồn Android phiên bản 3.0 Honeycomb dành riêng cho máy tính bảng. Lý do, theo Andy Rubin trong một bài blog Android chính thức, là vì Honeycomb đã được làm gấp gáp để phục vụ cho Motorola Xoom, và họ không muốn các bên thứ ba tạo ra một "trải nghiệm người dùng cực kỳ tồi tệ" bằng cách cố gắng đưa vào điện thoại thông minh một phiên bản dành riêng cho máy tính bảng. Mã nguồn một lần nữa được xuất bản công khai vào tháng 11 năm 2011 với sự ra mắt của Android 4.0.

Mặc dù phần mềm là mã nguồn mở, các nhà sản xuất thiết bị không thể sử dụng thương hiệu Android của Google trừ khi Google chứng nhận rằng thiết bị của họ phù hợp với Tài liệu Định nghĩa Tương thích (Compatibility Definition Document - CDD). Các thiết bị cũng phải thỏa mãn định nghĩa này thì mới được cấp phép để cài các ứng dụng mã nguồn đóng của Google, gồm cả Google Play. Vì Android không hoàn toàn được phát hành theo giấy phép tương thích GPL, ví dụ như mã nguồn của Google là theo giấy phép Apache license, và cũng vì Google Play cho phép các phần mềm có bản quyền, Richard Stallman và Quỹ phần mềm tự do luôn chỉ trích Android và khuyên người dùng sử dụng hệ điều hành khác như Replicant.

Đón nhận

Android được đón nhận bằng một thái độ thờ ơ khi nó ra mắt vào năm 2007. Mặc dù những nhà phân tích rất ấn tượng với việc các công ty công nghệ có tiếng tăm hợp tác cùng Google để tạo ra Liên minh thiết bị di động mở, người ta vẫn không rõ liệu các nhà sản xuất có sẵn sàng thay thế hệ điều hành mà họ đang dùng bằng Android hay không. Ý tưởng về một nền tảng phát triển mã nguồn mở dựa trên Linux đã thu hút sự quan tâm,nhưng cũng dấy lên những lo ngại rằng Android sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những tay chơi có hạng trong thị trường điện thoại thông minh, như Nokia và Microsoft, và các hệ điều hành di động đối thủ cũng sử dụng Linux đang trong quá trình phát triển.Những công ty hàng đầu không giấu sự hoài nghi: Nokia được trích nói rằng "chúng tôi không xem đó là một sự đe dọa," và một thành viên của nhóm Windows Mobile của Microsoft nói rằng "tôi không hiểu rồi họ sẽ có tác động ra sao."

Kể từ đó Android đã phát triển để trở thành hệ điều hành dành cho điện thoại thông minh phổ biến nhất trên thế giới và là "một trong những trải nghiệm di động nhanh nhất hiện nay." Các nhà bình luận thì nhấn mạnh vào bản chất mã nguồn mở của hệ điều hành chính là một trong những yếu tố quyết định sức mạnh, cho phép các công ty như (Kindle Fire), Barnes & Noble (Nook), Ouya, Baidu, và những hãng khác đổi hướng phần mềm và phát hành những phần cứng chạy trên phiên bản Android đã thay đổi của riêng họ. Kết quả, nó được trang web công nghệ Ars Technica mô tả là "đương nhiên là hệ điều hành mặc định khi phát hành phần cứng mới" cho những công ty không có nền tảng di động riêng của họ. Chính sự mở và uyển chuyển này cũng hiện diện ở cấp độ người dùng cuối: Android cho phép người dùng điện thoại điều chỉnh thoải mái thiết bị của họ và ứng dụng thì có sẵn trên các cửa hàng ứng dụng và trang web không phải của Google. Những đặc điểm này được xem là đóng góp vào những thế mạnh chính của điện thoại Android so với các điện thoại khác.

Android cũng bị phê phán vì thiếu sự hỗ trợ hậu mãi từ nhà sản xuất và nhà mạng, nếu so sánh với iOS của Apple. Với những thiết bị không mang nhãn hiệu Nexus, nhà mạng luôn kiểm tra các tiêu chuẩn của họ rồi thực hiện thay đổi cho riêng từng thiết bị (bắt nguồn từ sự điều chỉnh của nhà sản xuất và sự đa dạng của thiết bị Android) được xem là tác nhân chính trì hoãn việc cập nhật. Những nhà bình luận cũng nói rằng ngành công nghiệp thiết bị di động vì lý do lợi nhuận đã cố tình không cập nhật thiết bị của họ, vì thiếu cập nhật trên thiết bị hiện tại sẽ thúc đẩy việc mua thiết bị mới

Máy tính bảng

Mặc dù thành công với điện thoại thông minh, việc sử dụng máy tính bảng Android vẫn còn chậm.
Một trong những nguyên nhân chính là tình huống con gà và quả trứng trong đó người tiêu dùng ngại mua máy tính bảng Android cho thiếu các ứng dụng máy tính bảng chất lượng cao, còn các lập trình viên thì ngại mất thời gian và tiền bạc để phát triển ứng dụng máy tính bảng cho đến khi nào thị phần của chúng đủ lớn.[130][131] Nội dung và "hệ sinh thái" ứng dụng đã chứng tỏ rằng nó quan trọng hơn nhiều so với việc "nạp vào chạy" (sức mạnh xử lý phần cứng) khi nói đến máy tính bảng. Do thiếu các ứng dụng dành riêng cho máy tính bảng vào năm 2011, các máy tính bảng Android đời đầu đã phải sử dụng các ứng dụng sẵn có trên điện thoại thông minh dù hiển thị rất kém trên màn hình cỡ lớn, trong khi sự thống trị của Apple iPad được củng cố bởi một số lượng lớn ứng dụng iOS dành riêng cho máy tính bảng.

Mặc dù sự hỗ trợ từ ứng dụng chỉ mới ở mức sơ khai, một lượng đáng kể máy tính bảng Android (cùng với các loại máy tính bảng sử dụng các hệ điều hành khác, như HP TouchPadBlackBerry Playbook) vẫn được tung ra thị trường trong nỗ lực cạnh tranh với sự thành công của iPad. InfoWorld đã nói rằng một số nhà sản xuất Android thoạt đầu xem các máy tính bảng của họ như là một "thương vụ Frankenphone", một cơ hội đầu tư thấp ngắn hạn bằng cách đặt một hệ điều hành Android tối ưu cho điện thoại thông minh (trước khi Android 3.0 "Honeycomb" dành cho máy tính bảng ra đời) trên một thiết bị mà không để ý tới giao diện người dùng. Cách làm này, như với Dell Streak, không những thất bại trong việc lôi kéo người dùng mà còn làm ảnh hưởng đến danh tiếng ban đầu của máy tính Android.[133][134] Hơn nữa, một số máy tính bảng Android như Motorola Xoom được định giá bằng hoặc cao hơn iPad, làm tổn hại sức bán. Một ngoại lệ đó là Amazon Kindle Fire, được phát triển theo cách tiếp cận "chờ mà xem" dựa trên giá rẻ và khả năng truy cập vào hệ sinh thái ứng dụng và nội dung của Amazon.com.[131][135]

Hiện tượng này bắt đầu thay đổi vào năm 2012 với sự ra mắt của Nexus 7 giá rẻ và một cú hích của Google dành cho các lập trình viên nhằm thúc đẩy họ viết các ứng dụng cho máy tính bảng tốt hơn.[136] Máy tính bảng Android được kỳ vọng sẽ vượt qua iPad trong vòng một vài năm.[137]

Thị phần và tỷ lệ sử dụng

Công ty nghiên cứu thị trường Canalys đã ước tính trong quý 2 năm 2009 rằng Android có 2,8% thị phần điện thoại thông minh được bán ra toàn cầu.[138] Đến quý 4 năm 2010 con số này tăng lên 33% thị phần, trở thành nền tảng điện thoại thông minh bán chạy hàng đầu.[13] Đến quý 3 năm 2011 Gartner ước tính rằng hơn một nửa (52,5%) thị trường điện thoại thông minh thuộc về Android.[139] Đến quý 3 năm 2012 Android đã có 75% thị phần điện thoại thông minh toàn cầu theo nghiên cứu của hãng IDC.[17]

Vào tháng 7 năm 2011, Google nói rằng có 550.000 thiết bị Android mới được kích hoạt mỗi ngày,[140] đỉnh điểm là 400.000 máy một ngày vào tháng 5,[141] và có hơn 100 triệu thiết bị đã được kích hoạt[142] với mức tăng 4,4% mỗi tuần.[140] Vào tháng 9 năm 2012, 500 triệu thiết bị đã được kích hoạt với 1,3 triệu lượt kích hoạt mỗi ngày.[18][19]

Thị phần của Android có khác nhau theo khu vực. Vào tháng 7 năm 2012, thị phần Android tại Mỹ là 52%,[143] nhưng lên tới 90% tại Trung Quốc.[144]

Tỷ lệ sử dụng các phiên bản Android

 
Tỷ lệ sử dụng các phiên bản khác nhau thu thập trong 14 ngày đến ngày 4 tháng 3 năm 2013
Tỷ lệ sử dụng các phiên bản khác nhau tính đến ngày 4 tháng 3 năm 2013.[145] Phần lớn các thiết bị Android cho tới nay vẫn chạy hệ điều hành phiên bản cũ 2.3 Gingerbread (bánh gừng) được phát hành ngày 6 tháng 12 năm 2010, do nhiều thiết bị cấp thấp sử dụng chúng vẫn được phát hành.
Phiên bản Tên mã Ngày phát hành Cấp API Phân bố (4 tháng 3 năm 2013)
4.4 KitKat tháng 10 năm 2013  ???  ???
4.3 Jelly Bean 25 tháng 7 năm 2013  ???  ???
4.2.x Jelly Bean 13 tháng 11 năm 2012 17 1,6%
4.1.x Jelly Bean 9 tháng 7 năm 2012 16 14,9%
4.0.x Ice Cream Sandwich 16 tháng 12 năm 2011 15 28,6%
3.2 Honeycomb 15 tháng 7 năm 2011 13 0,9%
3.1 Honeycomb 10 tháng 5 năm 2011 12 0,3%
2.3.3–2.3.7 Gingerbread 9 tháng 2 năm 2011 10 44%
2.3–2.3.2 Gingerbread 6 tháng 12 năm 2010 9 0,2%
2.2 Froyo 20 tháng 5 năm 2010 8 7,6%
2.0–2.1 Eclair 26 tháng 10 năm 2009 7 1,9%
1.6 Donut 15 tháng 9 năm 2009 4 0,2%
Theo: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Samsung

Tập đoàn Samsung (tiếng Hàn: Hanja: âm Hán Việt: Tam Tinh; phiên âm tiếng Việt: Xam Xâng, nghĩa là 3 ngôi sao) là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc. Được bắt đầu từ công ty xuất khẩu năm 1938, nhưng mau chóng có nhiều dạng. Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm 1953. Tập đoàn Samsung, trước đây là tài phiệt ("Chaebol"), có hơn 400.000 công nhân trên toàn thế giới và chế tạo ra, đồ điện tử,hóa chất, ngành buôn bán, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây dựng những nhà chọc trời, dệt vải, làm thức ăn, v.v. trong các công ty riêng rẽ sau sự cải tổ lại của sự khủng hoảng tài chính châu Á. Đôi khi thành phố Suwon ở Hàn Quốc được gọi là "Thành phố Samsung".
Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm 1969, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. Hãng này là một trong bốn hãng tại châu Á, bao gồm Nhật Bản, với vốn thị trường lên đến 100 tỷ USD.
Tập đoàn Samsung bao gồm nhiều ngành kinh doanh ở Hàn Quốc, bao gồm cả Điện tử Samsung và Bảo hiểm Samsung. Chủ tịch hiện nay là Lee Kun Hee.
  • 1953: Lee Byoung Chul khởi sự công ty thương mại Samsung tại Daegu ([YPM])
  • 1958: Samsung bước vào lĩnh vực bảo hiểm.
  • 1963: Trung tâm thương mại Sinsegye được khai trương ở Kwanjou.
  • 1965: Samsung xuất bản tờ nhật báo Joong-Ang Ilbo. Ngày nay tờ báo này không còn thuộc công ty nữa.
  • 1969: Công ty điện tử Samsung thành lập.
  • 1974: Công ty hoá dầu và công nghiệp nặng Samsung thành lập.
  • 1976: Chính phủ Hàn Quốc trao giải thưởng về xuất khẩu cho công ty, là một phần của chương trình phát triển quốc gia.
  • 1977: Công ty xây dựng Samsung thành lập, và còn có thêm công ty đóng tàu Samsung.
  • 1982: Samsung tài trợ cho một đội bóng chày chuyên nghiệp.
  • 1983: Sản xuất con chip điện tử đầu tiên, RAM động 64k (DRAM)
Cho đến những năm cuối thập niên 1980, Samsung đã dồn mọi cố gắng vào ngành công nghiệp hoá dầu và điện tử.

Trong thập niên 1990, Samsung nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa ngành. Chi nhánh của công ty xây dựng Samsung đã từng được giải thưởng lớn vì công trình xây dựng một trong hai tòa tháp đôi Petronas (tại Malaysia) tháng 9 năm 1993, và Burj Dubai năm 2004, những công trình cao nhất thế giới.

Samsung đã sống sót qua khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997-98, tuy nhiên, Công ty Motor Samsung, đã phải bán cho hãng Renault.

Được coi là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Nhật Bản, Thung lũng Silicon, Đài Loan và cả các doanh nghiệp nội địa, SEC càng ngày càng mở rộng sản xuất nhằm trở thành nhà cung cấp bộ nhớ Ram động (DRAM), tủ lạnh, bộ nhớ flash, đầu DVD lớn nhất thế giới, và sẽ trở thành một trong 20 doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu vào năm 2010. Bây giờ, SEC đã là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về màn hình plasma và điện thoại di động thế hệ 2. Samsung đang cố gắng để có bước đột phá ở thị trường Nhật, quê hương của Sony và Panasonic. Vì Samsung hoạt động trong nhiều lĩnh vực, dường như còn bao hàm cả những cuộc tranh cãi không hồi kết, như là chuyện công ty đã vi phạm quyền sáng chế đối với Fujitsu - công ty đã thừa nhận chế tạo ra màn hình công nghệ plasma đầu tiên. Samsung cũng phải đối mặt với tranh luận ở Hàn Quốc về chính sách cho công nhân làm việc của công ty, đề tài này đã được bàn tán rộng rãi.

Hãng điện tử Samsung đã có lợi nhuận và lợi tức kỉ lục vào năm 2004, và năm 2005, Cuối năm 2005, Samsung đã có mạng lưới giá trị 77,6 tỷ USD.

Hiện tại, Samsung có 16 sản phẩm nổi bật trên thị trường thế giới, bao gồm: DRAM, TV màu sử dụng ống catốt (CPT, CDT), SRAM, TFT-LCD glass substrates, TFT-LCD, STN-LCD, tuner, thiết bị cầm tay sử dụng CDMA, TV màu (CTV), màn hình, bộ nhớ flash, LCD Driver IC (LDI), PDP module, PCB for handheld (mobile phone plates), Flame Retardant ABS, và Dimethyl Formamide (DMF).

Theo 2 tạp chí InterbrandBusinessWeek, tổng giá trị của nhãn hiệu Samsung đứng thứ 43 trong số các tập đoàn toàn cầu (5,2 tỷ USD) năm 2000, thứ 42 (6,4 tỷ USD) năm 2001, thứ 34 (8, 3 tỷ USD) năm 2002, thứ 25 (10,8 tỷ USD) năm 2003, thứ 21 (12,5 tỷ USD) năm 2004, và thứ 20 (14,9 tỷ USD) năm 2005.
Lượng xuất khẩu sản phẩm của tập đoàn Samsung đã đóng góp trực tiếp vào nền kinh tế Hàn Quốc, chỉ tính riêng Samsung đã vượt 18,1% so với tổng lượng xuất khẩu toàn quốc, đạt 31,2 tỷ USD năm 2000, và vượt 20,7% với 52,7 tỷ USD năm 2004. Thêm nữa, khoản tiền thuế mà tập đoàn Samsung phải trả cho chính phủ Hàn Quốc năm 2003 là 6,5 ngàn tỷ won, hơn lượng thuế toàn quốc đến 6,3%.
Giá trị thị trường của tập đoàn Samsung năm 1997 đạt 7,3 ngàn tỷ won, bằng 10,3% toàn thị trường Hàn Quốc, nhưng hình ảnh này đã được mở rộng vào năm 2004, khi tổng giá trị là 90,8 ngàn tỷ won, bằng 22,4%.

Thêm vào đó, lợi nhuận hàng năm của tập đoàn Samsung là 5,8 ngàn tỷ won năm 2001, 11,7 ngàn tỷ won năm 2002, 7,4 ngàn tỷ won năm 2003, và 15,7 ngàn tỷ won năm 2004 đã cho thấy một sự tiến bộ vững chắc.

Nhằm nâng cao môi trường làm việc, để xây dựng một tổ chức vững mạnh và đáng tin cậy, ban điều hành của Hãng điện tử Samsung đã chỉ đạo thành lập một "Chương trình nơi làm việc tuyệt vời" từ năm 1998. Năm 2003, chương trình đã được truyền đi thông qua toàn thể tập đoàn Samsung, cả công ty Bảo hiểm sinh mạng và Hoả hoạn Samsung, Samsung SDI, Samsung Everland, Samsung Corporation, Cheil Industries, Samsung Networks và nhiều nhánh khác. Năm 2006, 9 công ty dưới vốn của Hãng điện tử Samsung, 80 chi nhánh ở nước ngoài và 130 doanh nghiệp ở nước ngoài được thông báo chính thức được ứng dụng chương trình này.

Tháng 10 năm 1996, Samsung Everland, khu giải trí lớn nhất Hàn Quốc, đã phát hành 1,28 triệu bản khế ước thay đổi (CB), mỗi cái có giá trị 7.700 won – có thể coi là rẻ hơn so với giá cổ phiếu của công ty lúc đó là 100.000 won. Không phải cổ đông nào cũng có quyền mua những bản khế ước này, ngoại trừ con trai và con gái của chủ tịch Lee Kun-hee. Trong một thời gian ngắn, những đứa con của ông đã biến khế ước thành cổ phiếu, và từ đó trở thành những cổ đông chính. Chỉ một quá trình đơn giản vậy đã góp vào lợi nhuận 120 tỷ won (khoảng 120 triệu USD). Ngày 24 tháng 3 năm 1997, Hãng điện tử Samsung cũng đã dùng cách tương tự, phát hành những khế ước trị giá 60 tỷ won để sinh ra 45 tỷ won khác (khoảng 45 triệu USD) vào lợi nhuận của gia đình. Ngày 26 tháng 2 năm 1999, thay vì dùng khế ước thay đổi, Samsung SDS phát hành Khế ước chứng thực (BW) với giá trị thấp hơn, chỉ 7.150 won.

Cách thức trên đã cho phép những đứa con của Lee Kun-hee trở thành những người giàu nhất Hàn Quốc, và cũng như việc điều hành thành công của toàn thể tập đoàn Samsung.

Samsung đã đánh dấu vào lịch sử giải Bóng đá Ngoại hạng Anh khi trở thành nhà tài trợ bóng đá lớn nhất cho đội vô địch Chelsea F.C.. Ước lượng trị giá 50 triệu bảng Anh cho 5 năm tài trợ.

Công ty cũng tài trợ cho đội Sydney Roosters tại Giải vô địch bóng bầu dục Australia (NRL) từ 1995-1997 và từ 2004 đến nay. Họ cũng tài trợ cho câu lạc bộ bóng đá Melbourne Victory trong giải quốc gia Australia A-League.

Samsung cũng là nhà đồng tài trợ, cùng với hãng Radio Shack, tài trợ đường đua Samsung/Radio Shack 500 NASCAR.
Samsung là Hội viên toàn cầu của Thế vận hội từ năm 1997.

Samsung electronics đứng thứ 2 toàn cầu về chi tiêu R&D

Nó là logic khá đơn giản. Nếu không có nghiên cứu và phát triển (R&D, research and development), sẽ không có đổi mới. Như nhiều người đã biết, Samsung là một trong những hãng chi tiêu vào mảng R&D nhiều nhất thế giới.

Theo Strategy& (Tên gọi trước đây là Booz&Company) thì hãng điện tử Hàn Quốc đứng vị trí số 1 thế giới trong tất cả các công ty IT (số 2 thế giới trong nhóm tất cả các ngành công nghiệp) về số tiền bỏ ra cho mảng Nghiên cứu và phát triển. Điều này khẳng định cam kết của Samsung với R&D mang lại những sản phẩm có phong cách sáng tạo phục vụ khách hàng của mình.



Sự đầu tư của Samsung vào mảng R&D có thể được nhìn thấy qua số lượng nhân sự trong mảng R&D. Theo các báo cáo bền vững năm 2014, Samsung đã tăng số lượng nhân sự của mảng R&D lên 27% từ năm 2010, trong tổng số 63,628 nhân công.

Samsung đã tích cực thông qua một nền tảng mở, đổi mới cùng với một hệ thống R&D trong nhà, trong khi củng cố các trung tâm R&D ở nước ngoài để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển và sử dụng các công nghệ tùy biến nhằm giải quyết nhu cầu cụ thể của khu vực.

Samsung có kế hoạch tập trung đầu tư vào công nghệ bảo mật cao như là động lực cho sự tăng trưởng trong tương lai, và có thể thấy R&D là cách đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững.

Những sự kiện lớn sắp tới và hiển nhiên Samsung đang dẫn đầu. Với cam kết đổi mới này, hãy đón chờ những sự phát triển.

Theo: http://global.samsungtomorrow.com/?p=45213

Unlock, mở mạng samsung galaxy note 3 N900 mạng Sprint

Phần lớn điện thoại xách tay từ nước ngoài về Việt Nam đều bị khóa sim bởi nhà mạng. Đối với samsung galaxy note 3 cũng vậy, nếu chưa được bẻ khóa thì khi lắp sim Việt Nam sẽ hiện lên ô yêu cầu nhập code unlock samsung galaxy note 3.
Thế nhưng đối với samsung note 3 N900P mạng sprint do đặc thù thiết kế khác với máy thông thường (có sử dụng cả mạng CDMA và GSM giống với phiên bản samsung SCL22 của nhà mạng Aukiddi Nhật Bản) thì lại khác. Khi bỏ sim khác mạng vào máy chưa bẻ khóa thì lại không hiện ô nhập code mở mạng. Chính vì vậy mà giải pháp hiện tại chính là unlock samsung galaxy note 3 N900P bằng phần mềm. Sau khi được mở khóa, samsung galaxy note 3 mạng Sprint hoàn toàn có thể dùng tất cả các sim ở Việt Nam như tất cả các phiên bản samsung galaxy note 3 khác.

Technology

  • GSM:
    • 850, 900, 1800, 1900 MHz
  • UMTS:
    • 850, 900, 1900, 2100 MHz
  • FDD LTE:
    • 700 (band 17), 800 (band 18), 850 (band 5), 900 (band 8), 1700/2100 (band 4), 1800 (band 3), 1900 (band 2) MHz
  • Data:
    • LTE Cat 4 (150/50 Mbit/s), HSDPA+ (4G) 42.2 Mbit/s, HSUPA 5.76 Mbit/s, UMTS, EDGE, GPRS
  • Micro SIM:
    • Yes
Mọi chi tiết xin liên hệ:

www.suaboot.com

Hà Nội: 92 Thái Hà – Q.Đống Đa. (A.Thành – 0902 160 504) - (A.Luật - 0904 05 11 08)

Sài Gòn: 58 Nguyễn Tri Phương – P6-Q5. (C.Nhung – 0933 012 315)

Unlock samsung galaxy s5 hết lần nhập code

Phần lớn điện thoại xách tay từ nước ngoài về Việt Nam đều bị khóa sim bởi nhà mạng. Đối với samsung galaxy s5 cũng vậy, nếu chưa được bẻ khóa thì khi lắp sim Việt Nam sẽ hiện lên ô yêu cầu nhập code unlock samsung galaxy s5.
Nếu không có điều gì ngoại lệ xảy ra, thì chỉ cần 5 phút hoặc 10 phút với thao tác đơn giản bằng tool hãng là kỹ thuật viên của Vietfones mobile đã có thể giải mã chiếc điện thoại bị lock này.  Thế nhưng, nếu bạn hoặc người không am hiểu điện thoại lại tự ý lỡ tay nhập sai code thì sao? Lúc này điện thoại sẽ không hiển thị ô nhập code nữa mà sẽ bị blocked.
Lỗi này khiến bạn không thể yêu cầu nhà mạng cung cấp code unlock qua imei được nữa và vĩnh viễn bị lock. Nhưng rất may là chúng tôi hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này.

Với thiết bị hiện đại, Vietfones mobile có thể khắc phục lỗi "Network unlock code blocked" của toàn bộ samsung xách tay tại 92 thái hà - đống đa - hà nội.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

www.suaboot.com

Hà Nội: 92 Thái Hà – Q.Đống Đa. (A.Thành – 0902 160 504) - (A.Luật - 0904 05 11 08)

Sài Gòn: 58 Nguyễn Tri Phương – P6-Q5. (C.Nhung – 0933 012 315)

Nhà mạng NTT Docomo ra mắt các smartphone cho mùa đông 2014 và mùa xuân 2015

Ngày 3-10-2014 nhà mạng NTT Docomo Nhật Bản đã cho ra mắt các sản phẩm điện thoại thông minh (smartphone) và máy tính bảng (phablet) cho mùa Đông Xuân (mùa đông 2014 - mùa xuân 2015).

Trong số các thiết bị này, chúng ta dễ dàng nhận thấy một số đã được giới thiệu tại triển lãm IFA 2014.


Đối với smartphone, chúng ta thấy sự góp mặt của Samsung galaxy S5 active (sc-02G), Samsung galaxy note egde docomo (Sc-01G), Sony xperia Z3 (SO-01G), Sharp Aquos ZETA (SH-01G) và Sony xperia Z3 compact (SO-02G). Ngoài ra chúng ta còn thấy thêm một sự hiện diện của smartphone dành cho trẻ em của Disney Mobile.

Đối với dòng Tablets, có vài sản phẩm mới xuất hiện, chính xác hơn đó là Fujitsu ARROWS Tab (F-03G), Samsung Galaxy Tab S 8.4 (SC-03G). Cả 2 thiết bị này đếu có màn hình độ phân giải lớn và phần cứng tuyệt vời.


 Nguồn: Gsmdome.com
Dịch bởi Thành Vietfones, www.suaboot.com 

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Samsung galaxy note 4

Ba năm trước đây, hãng điện tử xứ Hàn Samsung đã gây tiếng vang lớn trong làng công nghệ khi cho ra thị trường dòng điện thoại lai máy tính bảng lớn Samsung Galaxy Note. Dòng sản phẩm này đã mang lại doanh thu lớn cho hãng, để nối tiếp thành công từ sản phẩm Galaxy Note, Samsung đã nhanh chóng tung ra nhiều phiên bản kế nhiệm và mới đây nhất, công ty đã ra mắt người tiêu dùng chiếc Samsung Galaxy Note 4, dòng phablet cao cấp nhất của hãng.

Đúng như dự kiến trước đó, Samsung đã ra mắt chiếc phablet Samsung Galaxy Note 4 ngày 03 tháng 09 tại triển lãm công nghệ IFA 2014. Đáng tiếc, Samsung Galaxy Note 4 không có thay đổi nhiều trong thiết kế, sản phẩm vẫn làm từ nhựa mà không phải bằng kim loại như kỳ vọng của người tiêu dùng.

Samsung Galaxy Note 4 1  
Samsung Galaxy Note 4 tuyệt tác công nghệ.

Thiết kế được cải thiện, màn hình sắc nét.

Tuy vẫn được thừa hưởng phần nào thiết kế từ những phiên bản trước đó, thế nhưng Galaxy Note 4 vẫn được đánh giá là có thiết kế đẹp hơn so với các phiên bản tiền nhiệm. Samsung vẫn sử dụng phong cách thiết kế giả da cho chiếc phablet mới Galaxy Note 4.
Samsung Galaxy Note 4 2  
Mặt sau máy được thiết kế theo kiểu giả da độc đáo.
Toàn bộ mặt sau máy được thiết kế kiểu dả da và được đánh sần giúp chống trầy xước và chống bám vân tay. Chiếc camera chính phía sau vẫn được thiết kế tương tự như trên chiếc điện thoại cao cấp Samsung Galaxy S5 mới đây của hãng. Ngay bên dưới chiếc camera này vẫn là bộ đèn Flash cùng với cảm biến đo nhịp tim. Gần dưới đuôi máy vẫn là một màng chuông thoại nhỏ y hệt như trên chiếc S5.
Samsung Galaxy Note 4 3
Trên đỉnh máy vẫn là nơi bố trí jack cắm tai nghe 3.5 mm cùng với một mic thoại.
Phía bên cạnh trái của máy là nơi bố trí nút bấm nguồn, bên cạnh phải có nút điều chỉnh âm lượng. Trong khi đó, trên đỉnh máy có duy nhất một jack cắm tai nghe 3.5 mm, dưới chân máy có jack cắm sạc và khe gắn bút S-Pen. Toàn bộ viền máy được làm bằng kim loại giúp cho thiết bị mới chắc chắn hơn và bền bỉ hơn.
Samsung Galaxy Note 4 4  
Bên cạnh trái có duy nhất một nút bấm nguồn.
Galaxy Note 4 có kích thước đạt 153,5 x 78,6 x 8,5 mm và nặng 176 gram. Do đó, thiết bị mới này cao hơn một chút, hẹp hơn, dày hơn và nặng hơn so với Galaxy Note 3. Như chúng ta đã biết, Note 3 có số đo 151,2 x 79,2 x 8,3 mm và nặng 168 gram.
Samsung Galaxy Note 4 5  
Màn hình hiển thị lớn cùng độ phân giải khủng cho chất lượng hiển thị cực kỳ sắc nét.

Đúng như dự đoán trước đó, Galaxy Note 4 vẫn chỉ được trang bị màn hình hiển thị Super AMOLED 5.7 inch như trên chiếc Galaxy Note 3 trước đó, tuy nhiên độ phân giải màn hình được nâng lên, màn hình máy có độ phân giải QHD (1440 x 2560 pixel) và mật độ điểm ảnh 515 ppi hứa hẹn sẽ cho chất lượng hiển thị cực kỳ sắc nét, góc nhìn cực rộng và thậm chí còn tốt hơn cả màn hình trên siêu phẩm LG G3 hiện nay. 

Chip xử lý mạnh mẽ, dung lượng pin ấn tượng, công nghệ chụp ảnh hàng đầu.

Galaxy Note 4 sẽ được bán ra với 2 phiên bản, một phiên bản chạy chip xử lý Qualcomm Snapdragon 805, quad-core tốc độ 2.7 Ghz. Một phiên bản khác sẽ chạy chip xử lý octa-core Exynos 5 Octa 5433, với 4 lõi chạy ở tốc độ 1,9 GHz và bốn lõi chạy ở tốc độ 1,3 GHz. Cả 2 phiên bản đều hỗ trợ 3GB Ram cùng với 32GB bộ nhớ trong, có thể mở rộng bộ nhớ lưu trữ lên tới 64GB thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD, microSDHC, microSDXC. Đặc biệt, Samsung đã hợp tác với Dropbox cung cấp cho người dùng 50 GB dung lượng lưu trữ đám mây miễn phí.
Samsung Galaxy Note 4 6  
Thao tác mở ứng dụng cực nhanh, chạm vướt trên màn hình cực mượt.
Hiện tại vẫn chưa rõ thị trường nào sẽ được bán ra với phiên bản nào của note 4, tuy nhiên theo như một số ý kiến cho rằng, thị trường Châu Âu và Mỹ sẽ phân phối phiên bản chạy chip Qualcomm Snapdragon 805, trong khi đó phiên bản còn lại sẽ được phát hành tại một số thị trường trong đó có thị trường nước ta.
Samsung Galaxy Note 4 7  
Máy chạy ổn định, thời lượng pin ấn tượng.
Đặc biệt, Samsung đã tăng dưng lượng cũng như kích thước viên pin cho siêu phẩm Note 4. Pin trên máy có dung lượng đạt mức 3220 mAh cao hơn 20 mAh so với phiên bản Note 3. Do đó, Note 4 sẽ có tuổi thọ pin cao hơn 7.5% so với Note 3. Bên cạnh đó, hãng cũng cho biết Note 4 được tích hợp công nghệ siêu tiết kiệm pin tốt hơn so với chiếc điện thoại cao cấp Samsung Galaxy S5. Cũng theo nhà sản xuất cho biết, Note 4 cho thời gian sạc nhanh, chỉ trong 30 phút pin sẽ được 50%.
Samsung Galaxy Note 4 8  
Tốc độ lướt web cực nhanh, không có độ trễ xảy ra.
(Đối với phiên bản xách tay, bạn phải unlock samsung galaxy note 4 để có thể lướt web bằng dịch vụ 3g tại Việt Nam)
Cũng giống như các dòng sản phẩm cao cấp hiện nay, Samsung đã trang bị cho chiếc phablet Note 4 bộ đôi cảm biến camera, chiếc camera chính phía sau có độ phân giải 16MP kết hợp với công nghệ ổn định hình ảnh quang học, trong khi đó chiếc camera phụ phía trước có độ phân giải cao lên tới 3.7MP với khẩu độ F1.9. Chiếc điện thoại này được khẳng định sẽ là một điện thoại selfies tuyệt vời, giúp hỗ trợ đàm thoại video và chụp ảnh tự sướng, đây cũng là thiết bị đầu tiên trong dòng sản phẩm cao cấp hiện nay có được độ phân giải camera trước cao như vậy.
Samsung Galaxy Note 4 9  
Camera máy hỗ trợ quay video có độ phân giải lên tới 4K.
Samsung cũng tuyên bố rằng Note 4 đã được cải thiện tính năng hủy bỏ tiếng ồn và chất lượng ghi âm, do Galaxy Note 4 được tích hợp công nghệ micro mới. Do đó, sản phẩm cao cấp Note 4 chắc chắn sẽ cho ra những đoạn video và ghi âm tốt hơn. Đặc biệt, máy còn có khả năng quay video 4K.

Kết nối đa phương tiện, giao diện mới dễ sử dụng, tính năng đa dạng.

Khả năng kết nối thông minh, Galaxy Note 4 tương thích với mạng di động 4G LTE, hỗ trợ Wi-Fi 802.11 a / b / g / n / ac, cung cấp Bluetooth 4.1 LE (Low Energy), cảm biến hồng ngoại, công nghệ kết nối NFC (Near Field Communication), và GPS với hỗ trợ Glonass và Baidu.
Samsung Galaxy Note 4 10  
Note 4 hỗ trợ kết nối đa phương tiện, giúp bạn truy cập internet mọi lúc, mọi nơi.
Máy chạy trên nền tảng hệ điều hành Android 4.4 KitKat với giao diện người dùng mới, đẹp hơn nhiều so với các giao diện trước đây. Samsung đã bổ sung thêm tùy biến mới, cho phép người dùng thay đổi giao diện và chức năng của màn hình khóa. Có những cải tiến cho màn hình đa nhiệm, giúp người dùng có thể thu nhỏ cửa sổ ứng dụng dễ dàng hơn.
Samsung Galaxy Note 4 11  
S-Pen trên Note 4 sẽ giúp bạn trở thành nhà thiết kế tài ba.
Ngoài ra, Galaxy Note 4 cũng được trang bị một số tính năng như nhận diện vân tay và cảm biến tia cực tím, những tính năng này từng được Samsung giới thiệu trên chiếc điện thoại Samsung Galaxy S5 hồi đầu năm nay. Với bộ cảm biến tia cực tím sẽ nhằm cảnh báo người dùng khi ở trong điều kiện bị tia cực tím chiếu, giúp bảo vệ người dùng khỏi bức xạ.
Samsung Galaxy Note 4 12  
Bút S-Pen đem đến nhiều tính năng mới giúp người dùng tiện lợi hơn, nhập văn bản nhanh hơn.
Cũng giống như các dòng sản phẩm Galaxy Note trước đây, Galaxy Note 4 cũng được trang bị bút cảm ứng S-Pen, tuy nhiên với cây bút trên Note 4 cho người dùng cảm giác gần gũi hơn với một "cây bút thực sự". Samsung đã tăng thêm độ nhạy cho chiếc bút đặc biệt này. Bên cạnh đó, S-Pen trên Note 4 còn có thêm một tính năng mới cho phép người dùng dễ dàng nắm bắt thông tin chi tiết trên màn hình.
Samsung Galaxy Note 4 13  
Ghi chú nhanh hơn với chiếc bút cảm ứng S-Pen.
Samsung cho biết Galaxy Note 4 sẽ được bán ra vào tháng tới với các phiên bản màu hồng, vàng sâm panh, màu ghi và màu trắng.

Nguồn bài viết và hình ảnh: hn.thegioithietbiso.vn

Có thể bạn cần biết thêm thông tin về địa chỉ mở mạng samsung galaxy note 4 hàng đầu Việt Nam